Cung điện Hàn Quốc – Hoàng cung Kyong-bokhot

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 1035 | Cật nhập lần cuối: 11/16/2018 5:31:03 PM | RSS

Cung điện Hoàng Gia Kyung-bok (Gyeongbokgung) là cung điện Hoàng Gia đầu tiên được xây dựng trong triều đại Joseon (triều đại phong kiến cuối cùng của Triều Tiên). Cung điện Kyung-bok được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Kiến Trúc Sư Jeong Dojeon vào năm 1395, ba năm sau khi triều đại Joseon được thành lập, tọa lạc ở vị trí trung tâm của thủ đô Seoul (khi đó được gọi là Hán Dương (Hanyang), có phong thủy giống như Hoàng cung ở Trung Hoa: lưng dựa vào núi, mặt nhìn ra biển.

Cung điện hoàng gia Kyong-bok

Cung điện Hàn Quốc Kyong-bok

Gyeongbokgung là cung điện chính lớn nhất trong Ngũ Cung, đại diện cho quyền lực thống trị của triều đại Joseon (bốn cung còn lại là Gyeonghuigung, Deoksugung, Changgyeonggung và Changdeokgung).

cung dien hoang gia Kyongbok 2

Cung điện Hàn Quốc Kyong-bok

Cung điện Kyung-bok sử dụng lối kiến trúc đơn giản với 5 màu cơ bản

Cung điện Kyung-bok không sử dụng quá nhiều màu sắc hay trạm trổ công phu, cầu kỳ như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh mà chỉ sử dụng năm màu cơ bản là xang, trắng, đỏ, đen, vàng, kết hợp với lối kiến trúc đơn giản, vững vàng tạo nên vẻ hài hòa, không quá đối chọi với khung cảnh thiên nhiên nhưng vẫn tạo nên được khí thế hùng mạnh của Hoàng quyền Joseon.

cung dien hoang gia Kyongbok 3

Cung điện Hàn Quốc Kyong-bok

Cung điện Kyung-bok nhìn từ xa

Gyeongbokgung liên tục được sử dụng như chính điện của Hoàng gia cho đến khi Nhật Bản xâm lược Triều Tiên lần đầu tiên (1592-1598). Cuộc xâm lược này đã khiến cho hầu hết các cung điện bị hư hỏng nặng. Mãi đến năm 1868, Gyeongbokgung mới được xây dựng lại và mở rộng lên 410.000 m2 với hơn 500 toàn nhà.

Cung điện Kyung-bok mới đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ cho đến năm 1910, khi Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật (1910-1945). Trong khoảng thời gian đó, nhiều phần trong Gyeongbokgung đã bị đốt và phá hủy, phần còn lại cũng gần như biến mất hoàn toàn sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chỉ còn lại một phần nhỏ với 15 tòa nhà, 2 tháp canh và 4 cổng.

Cung điện hoàng gia Kyong-bok

Hoàng cung Hàn Quốc Kyong-bok

Đến năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc mới bắt đầu thực hiện dự án nhằm khôi phục và xây dựng lại phần cung điện Kyung-bok đã bị Nhật phá hủy trong thời gian chiếm đóng và hy vọng sẽ có thể hoàn toàn phục hồi lại nguyên trạng của cung Kyung-bok trong 20 năm tới.

Hiện nay, cung điện Kyung-bok đã mở cửa cho khách du lịch tới thăm. Mặc dù cung điện này mới chỉ phục hồi được khoảng 40% nguyên trạng nhưng du khách vẫn có thể thấy được rất nhiều điều thú vị khi tới nơi đây.

Cung điện Hàn Quốc

Cổng chính của cung điện. Trước đây, chỉ có vua quan và người trong Hoàng tộc được đi vào cổng này, còn người hầu trong cung phải đi vào cửa bên hông.

cung dien hoang gia Kyongbok 4

Hoàng cung Hàn Quốc Kyong-bok

Cận cảnh cửa chính của Gyeongbokgung.

Tất cả lính gác ở cung điện đều mặc trang phục truyền thống từ thời phong kiến, tay cầm cờ oai nghiêm đứng gác trước cửa vào của các khu vực.

Các cột đá nằm ở sân trước để ghi rõ thứ bậc của các quan đứng xếp hàng đợi vào chầu.

cung dien hoang gia Kyongbok 5

Hoàng cung Hàn Quốc Kyong-bok

Chính điện nơi đặt ngai vàng của Vua.

Bên trong chính điện với ngai vàng để nhà vua hội kiến quần thần. Phía sau ngai vàng màu đỏ là bức tranh vẽ năm ngọn núi, mặt trời và mặt trăng. Bên dưới là đệm ngồi để các quan ngồi chầu sớm.

Chiếc đỉnh bằng sứ cổ có tên Sajeongjeon, là một vật trang trí trong chính điện nhưng cũng là di tích lịch sử có niên đại hàng trăm năm.

Tường thành và hồ nước bao quanh cung điện.

cung dien hoang gia Kyongbok 6

Hoàng cung Hàn Quốc Kyong-bok

cung dien hoang gia Kyongbok 8

Hoàng cung Hàn Quốc Kyong-bok

Một đặc điểm nữa của kiến trúc Hàn Quốc được thể hiện rõ trong kiến trúc hoàng cung này là sự kết hợp hài hòa với không gian tự nhiên trong bố cục, khiến công trình trở nên mềm mại và gần gũi với thiên nhiên.

cung dien hoang gia Kyongbok 7

Cung điện Hàn Quốc Kyong-bok

Có thể nói, cùng với Tử Cấm Thành của Trung Quốc, hệ thống quần thể cố cung ở Seoul – Hàn Quốc chính là những công trình tiêu biểu bậc nhất cho kiến trúc cung điện phương Đông. Chẳng thế mà Trần Đức Anh Sơn đã viết trong phần Hàn Chương, cuốn “Rong ruổi thực lục”: “Lịch sử dẫu có lúc thăng trầm, nhưng văn hóa Triều Tiên vẫn sống mãi và cổ tích Gyeongbokgung đã và đang tái sinh một cách trọn vẹn cả phần xác lẫn phần hồn”.

Xem bình luận

Sắp xếp